Cuối cùng, vào một đêm hè nóng đến mức khó thở, khi tôi chuẩn bị lên cấp ba, mẹ tôi vừa ngồi dưới ánh đèn dầu vá áo bông mùa đông cho em út, vừa chậm rãi nói ra điều mà bà đã ấp ủ từ lâu:
“An Nhiên à, con cũng biết hoàn cảnh nhà mình rồi đó, nuôi mấy đứa ăn học, nhà mình chịu không nổi đâu.”
Cha tôi ngồi trong góc nhà, cứ lặng lẽ hút thuốc lào. Mùi khói cay nồng dần lan khắp căn phòng chật hẹp.
Tôi với anh cả ngồi bên cạnh đập hạt thông, vừa đập vừa lựa lấy những hạt nguyên vẹn để gom lại, một ký có thể bán được hai hào, phụ thêm chút tiền cho nhà.
Còn Tống An Kiệt thì cứ nhặt mấy hạt bị vỡ cho vào miệng ăn.
Ba đứa chúng tôi chẳng ai nói câu nào, trong nhà chỉ còn tiếng đập hạt thông và tiếng kim chỉ vá áo của mẹ tôi.
Thấy chúng tôi im lặng, mẹ tôi lại tiếp tục: “Con gái rồi cũng phải lấy chồng, học nhiều để làm gì đâu.”
“Ở làng mình, con là đứa học nhiều lắm rồi, mẹ với cha con cũng coi như không bạc đãi con.”
Ngọn đèn dầu kêu lách tách trong không khí oi bức, cha tôi đứng dậy vặn tim đèn, ánh sáng có phần rõ hơn một chút, nhưng vẫn không thể soi thấu nỗi lạnh lẽo trong lòng tôi.
Tôi ngẩng đầu lên, nhìn thẳng vào mắt mẹ tôi mà nói:
“Mẹ à, con được học tới giờ là nhờ học giỏi, nhà trường miễn học phí. Nếu như con cũng phải tốn tiền học như anh hai với em út, chắc con còn chưa bước chân vô được cổng trường.”
Mẹ tôi nghẹn lại một chút, rồi lập tức phản bác: “Nhưng nhà cũng nuôi con bao nhiêu năm, chẳng lẽ ăn cơm nhà không công à?”
“Thế Tống An Kiệt không ăn cơm nhà sao? Với lại, công điểm con làm cũng không ít, đều nộp hết về cho nhà mà!” Tôi không chịu thua, những tủi thân chất chứa trong lòng như vỡ òa ra.
“Nó là con trai!” Mẹ tôi gắt lên.
Nó là con trai. Đúng vậy, lại là cái câu quen thuộc: Nó là con trai!
Chỉ cần là con trai, như được cấp “kim bài miễn tử” vậy.
Chỉ đăng truyện Cơm Chiên Cá Mặn, Cá Mặn Rất Mặn và MonkeyD
Không cần làm gì cũng không sao, học hành kém cỡ nào cũng vẫn có cơ hội đi học tiếp, chỉ cần nó muốn thì muốn làm gì cũng được.
Còn tôi thì sao? Chỉ vì là con gái mà dù có giỏi giang, có nỗ lực đến đâu, cũng chẳng thể thoát khỏi cái định mệnh lấy chồng, sinh con ấy.
Tôi không cam lòng! Tôi phẫn nộ! Tại sao tôi lại phải bị ràng buộc bởi một số phận như thế này?
Tôi cũng có ước mơ, có hoài bão, có cả một bầu trời khả năng phía trước, cớ sao chỉ vì giới tính mà phải bị nhốt trong một tương lai chật hẹp đến thế?
Tôi không phục, liền nói: “Nhưng Tống An Kiệt vốn dĩ không có năng khiếu học hành gì cả.”
“Thì cũng không đến lượt mày.” Một câu của cha tôi như lưỡi d.a.o lạnh ngắt, c.h.é.m đứt con đường học hành của tôi một cách tàn nhẫn.
Tin tôi không lên cấp ba nhanh chóng truyền đến tai thầy chủ nhiệm cấp hai – thầy Tôn.
Thầy ấy đã đích thân đến nhà tôi một chuyến.
“An Nhiên học rất giỏi, nếu tiếp tục cố gắng, chắc chắn sẽ đậu một trường đại học tốt.”
Thầy ấy cố gắng thuyết phục cha mẹ tôi, lời lẽ tha thiết, nhưng vẫn không lay chuyển nổi trái tim đã chai sạn của họ.
Tôi cũng từng nghĩ đến việc mặc kệ tất cả để tiếp tục học cấp ba, nhưng trường cấp ba ở trên trấn, phải ở nội trú. Đừng nói đến học phí, ngay cả tiền ở tôi cũng không lo nổi.
Mùa hè năm đó, khi biết mình chắc chắn không thể đi học, hễ trời không mưa là tôi lại ra ngủ ở sân trời.
Trời đêm đầy sao lấp lánh, nhưng lòng tôi lại lạnh như băng, uất ức đến khó chịu.
Tôi hiểu quyết định của cha mẹ, bởi ở cái làng này, nhà nào chẳng như vậy?
Mỗi một cô gái đều phải hy sinh điều gì đó … có người vì gia đình, có người vì anh em trong nhà, hoặc là cả hai.
Người thì hy sinh hôn nhân, người thì từ bỏ việc học, thậm chí có người đánh đổi cả cuộc đời.
Từ xưa đến nay đều như vậy. Mẹ tôi cũng từng sống như thế.
Nhưng tôi vẫn không thể hiểu, vì sao lại phải như vậy?
Tôi nghĩ đến cảnh bụi mù mịt nơi công trường, nghĩ đến mấy gã đàn ông suốt ngày nói lời thô tục, chẳng chịu làm ăn, và cả những tay thợ già như lão Vương chỉ vì có tí tay nghề mà ngang ngược, bắt nạt người khác.
Tôi không cam lòng!
“Bây giờ thầy Tôn đang dạy tiếng Anh ở trường cấp ba đó. Nếu cô còn muốn học, tôi có thể đưa cô đến gặp thầy.”
Giọng Đậu Tiêu vang lên giữa gió Bắc lạnh buốt, xuyên qua tai tôi.
Tôi cúi đầu nhìn đôi bàn tay chai sần, trong lòng bất giác thấy phân vân.
“Tôi đã rời trường bốn năm rồi…”
“Mới có bốn năm thôi mà.” Giọng anh ta vững vàng, kiên quyết.
Tôi không kìm được mà quay sang nhìn anh ta.
Anh ta đứng ngược sáng, gương mặt ngập tràn nắng, nở một nụ cười thật đẹp.
“Dù sao trong tay cô cũng có tiền, chi bằng dùng nó để học tiếp cấp ba, rồi thi đại học.”
Dường như trong mắt anh ta, tôi nhất định sẽ đậu đại học vậy.
Mà… anh ta nói cũng đúng.
Sau lưng tôi là vực thẳm, chỉ cần quay đầu lại là tan tành tất cả.
Nhưng phía trước, dù chỉ là một cây cầu độc mộc chật hẹp, chỉ cần tôi dốc hết sức mà bước, ít nhất vẫn còn có một tia hy vọng.
Tôi khẽ mỉm cười, nói một câu cảm ơn.
“Không cần cảm ơn, dù gì cũng là tiền của cô, đâu phải tiền nhà họ Đậu bọn tôi đâu.”